Sàn chứng khoán là địa điểm mà các công ty có thể nhanh chóng huy động nguồn vốn lớn, đồng thời gia tăng giá trị tài sản mỗi ngày. Do đó, không ít doanh nghiệp khao khát được niêm yết trên các sàn chứng khoán. Vậy, những điều kiện mà doanh nghiệp cần đạt để có thể niêm yết là gì? Cùng tìm hiểu với chuyên tài chính ngay.
I. Công ty lên sàn chứng khoán là gì?
Công ty lên sàn chứng khoán là hình thức phát hành chứng khoán đại chúng lần đầu của một công ty cổ phần khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc sở giao dịch chứng khoán.
Tại Việt Nam, hai sở giao dịch chứng khoán lớn nhất là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sàn HOSE).
Các công ty niêm trên sàn chứng khoán Việt Nam
II. Các điều kiện để công ty được lên sàn chứng khoán Việt Nam
Để được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, công ty cần đáp ứng những điều kiện sau:
Giá trị sổ kế toán của vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phải đạt ít nhất 30 tỷ đồng;
Tính đến thời điểm đăng ký niêm yết, công ty phải là công ty cổ phần hoạt động trên 1 năm, ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa có kế hoạch niêm yết ngay.
Trong năm đăng ký niêm yết, công ty cần có lãi trong hoạt động kinh doanh liên tiếp 2 năm và không có lỗ lũy kế.
Tính đến thời điểm đăng ký, công ty không được vi phạm pháp luật, không bị truy tố hình sự hoặc kết án về các tội liên quan đến quản lý kinh tế, và chưa bị xóa án tích về các tội danh này.
Đại hội đồng cổ đông cần thông qua phương án phát hành và cách sử dụng vốn từ thị trường chứng khoán.
Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư khác ngoài các cổ đông lớn của công ty; nếu vốn điều lệ từ 1,000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ này tối thiểu là 10%.
Trước khi chính thức phát hành cổ phiếu IPO, các cổ đông lớn phải cam kết giữ ít nhất 20% vốn điều lệ trong tối thiểu 1 năm từ ngày kết thúc chào bán.
Ngoài ra, cần có hồ sơ đăng ký niêm yết hợp lệ, nhận tư vấn từ công ty chứng khoán qua hồ sơ này, và phải có tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu từ đợt chào bán.
Các điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
1. Sàn HoSE
Điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE bao gồm:
Giá trị sổ sách trên báo cáo kiểm toán của vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán phải từ 120 tỷ đồng trở lên;
Khi đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty cần phải hoạt động dưới hình thức CTCP trong 02 năm trở lên;
Tại thời điểm đăng ký niêm yết, lợi nhuận gần nhất phải đạt ít nhất 5% so với vốn, và không được có nợ quá hạn trong vòng một năm;
Trong thời gian 02 năm trước thời điểm niêm yết, công ty và người đại diện pháp luật không được có vi phạm liên quan đến các hành vi bị cấm trong giao dịch chứng khoán;
Có ít nhất 300 nhà đầu tư không phải cổ đông lớn có quyền mua tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết;
Các khoản nợ của thành viên HĐQT, ban giám đốc, kế toán trưởng, cổ đông lớn cùng những người có liên quan phải được công khai;
Cổ đông cá nhân, tổ chức và cổ đông lớn của công ty phải cam kết giữ 100% cổ phiếu trong 06 tháng đầu và 50% cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo;
Cổ phiếu của công ty đã giao dịch trên sàn UPCOM ít nhất 02 năm và được đại hội đồng cổ đông thông qua;
Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu phải đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định của sàn HoSE.
Niêm yết mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán HOSE
2. Sàn HNX
Điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán HNX:
Ngoài những điều kiện chung để được niêm yết trên sàn chứng khoán, cần có:
Giá trị sổ sách của vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phải từ 30 tỷ đồng trở lên;
Công ty cần hoạt động dưới hình thức CTCP trong ít nhất 01 năm trước khi niêm yết;
Không vi phạm pháp luật và vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính hay kế toán tại thời điểm đăng ký;
Lợi nhuận gần nhất cần đạt ít nhất 5% trên vốn, và không được có nợ quá hạn trong vòng một năm;
Công ty không được vi phạm pháp luật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay có bất kỳ án tích liên quan đến xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hay chưa được xóa án tích;
Cổ đông, bất kể là cá nhân, tổ chức hay cổ đông lớn, cổ đông sáng lập phải cam kết giữ 100% cổ phiếu trong 06 tháng đầu và 50% cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo;
Cổ phiếu của công ty đã giao dịch trên sàn UPCOM ít nhất 02 năm và đã được đại hội đồng cổ đông đồng ý;
Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu phải tuân thủ các yêu cầu của sàn HNX.
Niêm yết mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán HNX
3. Sàn UPCOM
Điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM:
Giá trị sổ sách của vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán phải đạt 10 tỷ đồng;
Công ty phải có lãi trong 05 năm liên tiếp trước thời điểm niêm yết và không có lỗ luỹ kế;
Đại hội đồng cổ đông phải đồng ý thông qua các phương án phát hành cũng như sử dụng vốn thu được từ thị trường chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán trên sàn UPCOM
III. Các thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp khi lên sàn chứng khoán
Niêm yết trên sàn chứng khoán mang đến những lợi ích cũng như thách thức nào cho doanh nghiệp?
1. Về lợi ích và cơ hội:
Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Để niêm yết thành công trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện phức tạp về vốn và kinh doanh. Thành công này giúp truyền thông hình ảnh doanh nghiệp uy tín và chất lượng, tạo lòng tin cho nhà đầu tư và đối tác, mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển.
Dễ dàng huy động nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, mang lại nguồn vốn đáng kể cho doanh nghiệp. Qua đó, giá trị tài sản ròng tăng lên, thế chấp trở nên dễ dàng và có thể được hưởng lãi suất ưu đãi từ ngân hàng.
Khi niêm yết trên sàn chứng khoán, nhân viên có cơ hội trở thành cổ đông, nhận lợi nhuận từ vốn góp của mình, tạo thêm nguồn thu nhập.
Hoạt động công ty trở nên minh bạch hơn dưới sự giám sát của nhà đầu tư, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển hệ thống quản lý chuyên nghiệp với chiến lược và hoạch định rõ ràng.
Các lợi ích khi cổ phiếu công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán
2. Những khó khăn và thách thức:
Nguy cơ mất quyền kiểm soát: Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền chi phối, quyền sở hữu bị phân tán, và nguy cơ bị thâu tóm gia tăng. Biến động giao dịch cổ phiếu khiến cơ cấu quyền sở hữu luôn biến động.
Phát sinh thêm chi phí: Gồm chi phí lưu ký, thông cáo báo chí, quản trị công ty… Chi phí phát hành chứng khoán ra thị trường cũng khá cao.
Áp lực giám sát từ các cơ quan quản lý và nhà đầu tư. Mỗi thay đổi của doanh nghiệp đều phải công bố công khai và tuân thủ chặt chẽ.
Việc chuyển nhượng cổ phần của lãnh đạo bị hạn chế. Họ cũng chịu trách nhiệm lớn đối với các quyết định thay đổi trong công ty.
Trên đây là các thông tin về điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán theo từng sàn HOSE, HNX và UPCOM. Hy vọng bài viết từ Chuyên Tài Chính sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp quan tâm.