Khám Phá Purchasing Power Parity (PPP): Đặc Điểm và Cách Tính Toán Hiệu Quả

Purchasing power parity là gì?

 

PPP – ngang giá sức mua là một công cụ phân tích kinh tế vĩ mô thường dùng để so sánh mức độ hiệu quả kinh tế và chất lượng sống ở các quốc gia thông qua sức mua tương đương (Purchasing Power Parity). Đây là một lý thuyết kinh tế giúp so sánh tiền tệ của những nước khác nhau dựa trên phương pháp “giỏ hàng hoá”.

Cùng chuyên tài chính tìm hiểu đặc điểm và cách tính toán sao cho hiệu quả tại đây.

I. Purchasing power parity là gì?

Purchasing Power Parity hay sức mua tương đương, kiểm định lượng hàng hoá và dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ có thể mua tại một quốc gia khác.

Nói đơn giản, phép tính ngang giá sức mua cho biết giá cả sẽ ra sao nếu các quốc gia đều dùng chung một loại tiền tệ.

Sơ đồ minh họa khái niệm "PPP" với biểu tượng giỏ hàng, cơ bắp, và ký hiệu đô la.

Khám phá chi tiết về PPP

PPP có thể chuyển đổi chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ sang một đơn vị tiền tệ chung, giúp xóa bỏ sự khác biệt về mức giá giữa các quốc gia. Nói cách khác, PPP cân bằng giá trị mua của tiền tệ.

Theo khái niệm của PPP, nếu giỏ hàng hóa có giá như nhau ở hai quốc gia, xét theo tỷ giá hối đoái, thì tiền tệ của hai nước đã đạt trạng thái cân bằng hay gọi là tiền tệ ngang giá.

Ví dụ, một chiếc áo phông giá 10 USD ở Mỹ và 150,000 đồng ở Việt Nam. Để so sánh giá, chuyển đổi tiền Việt sang Đô la Mỹ, 150 ngàn đồng tương đương 6.34 Đô, lúc này PPP sẽ là 6.34/10 = 0.634. Điều đó có nghĩa, để mua một chiếc áo phông, Việt Nam cần 1 USD trong khi Mỹ chỉ tốn chưa đến 634 cent.

ICP (The International Comparison Program) là cơ quan chuyên thu thập và so sánh dữ liệu về giá cả và chi tiêu GDP, nhằm ước tính và công bố sức mua tương đương PPP cho các nền kinh tế toàn cầu.

II. Đặc điểm của phương pháp Purchasing power parity (sức mua tương đương)

Độ chính xác của PPP phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu chi tiêu và giá từ các nền kinh tế tham gia, cùng với mức độ mà các hàng hoá và dịch vụ được định giá phản ánh mô hình tiêu dùng và giá của các nước này.

Các nền kinh tế tương đồng sẽ cho kết quả so sánh chính xác hơn so với các nền kinh tế không tương đồng. Tỷ số PPP của hàng hoá thường chính xác hơn so với dịch vụ.

Đây là những đặc điểm của phương pháp này:

– Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá trị thực tế: PPP cho rằng tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền cần phản ánh sự khác biệt về giá trị thực tế. Nếu giá trị thực tế của hai đồng tiền khác nhau, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để phù hợp.

– Đồng giá và giá cả: PPP cho rằng hàng hoá hoặc dịch vụ cơ bản cần có giá trị thực tế giống nhau trên toàn cầu. Nó so sánh giá cả của cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ ở các quốc gia khác nhau để xác định sự khác biệt về giá.

– Cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Nếu PPP không được thỏa mãn, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để đưa các đồng tiền về cùng một giá trị thực. Điều này có thể xảy ra qua các biến động của tỷ giá hối đoái.

– Dùng để so sánh mức sống và sức mua: PPP thường được dùng để so sánh mức sống và khả năng mua sắm của các quốc gia. Nó phục vụ

Một quốc gia có thể định giá cao cho một mặt hàng hoặc dịch vụ, nhưng sức mua của người dân lại vượt trội hơn so với quốc gia khác.

– Đặc điểm địa lý và kinh tế: PPP có thể bị tác động bởi những yếu tố địa lý và kinh tế riêng biệt của mỗi nước, như sự chênh lệch về chi phí vận chuyển, chi phí lao động và các quy định thương mại khác nhau.

III. Ưu và nhược điểm của ngang giá sức mua (PPP)

Các hộp giấy nhỏ với biểu tượng giỏ hàng và ký hiệu tiền tệ đặt trên bàn phím laptop.

Lợi ích của chỉ số PPP trong nền kinh tế toàn cầu

1. Ưu điểm của ngang giá sức mua:

Tỷ giá hối đoái PPP thường ổn định qua thời gian. Trái ngược với lãi suất thị trường, dễ biến động và gây ra các dao động lớn trong thước đo tăng trưởng tổng hợp ngay cả khi tốc độ tăng trưởng trong quốc gia đó ổn định, và chỉ thích hợp cho hàng hóa giao dịch quốc tế.

Bạn nên tìm hiểu:  Thông Tin Chi Tiết Về Đồng Tiền Nga và Cách Quy Đổi Sang VNĐ

Bất kỳ phân tích nào không tính đến sự chênh lệch giá của hàng hóa phi thương mại giữa các nước sẽ hạ thấp sức mua của người tiêu dùng ở thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, ảnh hưởng đến phúc lợi chung của họ. Do đó, PPP thường được đánh giá là thước đo tốt hơn cho phúc lợi tổng thể.

PPP còn xem xét đến chi phí của dịch vụ phi thương mại (như dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ…), những sản phẩm này cũng phản ánh năng suất của một nền kinh tế nhất định.

Ngoài ra, PPP cung cấp những ví dụ thực tế về chi phí và tiêu chuẩn sinh hoạt. Chẳng hạn như bài báo diễn tả thời gian cần để các quốc gia có thể mua một chiếc iPhone mới. Mọi người có thể so sánh PPP của các sản phẩm khác nhau và nhận ra nền kinh tế của họ đắt đỏ hay hợp túi tiền như thế nào.

2. Nhược điểm:

PPP khó đo lường hơn lãi suất thị trường và phụ thuộc vào quy luật một giá.

Về mặt lý thuyết, sau khi điều chỉnh chênh lệch tỷ giá hối đoái, mọi thứ sẽ có giá ngang nhau, nhưng thực tế không hẳn như vậy.

Đầu tiên là do những khác biệt về chi phí vận chuyển, thuế và thuế quan. Các chi phí này sẽ làm tăng giá cả của hàng hoá và dịch vụ tại một quốc gia. Quốc gia có nhiều hiệp định thương mại sẽ được ưu đãi hơn vì ít bị áp thuế quan. Những nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa thường có giá cao hơn do phát sinh nhiều thuế.

Hàng hoá nhập khẩu thường có giá cao hơn hàng hoá nội địa vì bao gồm cả thuế nhập khẩu, phí vận chuyển, chi phí nguyên liệu và nhân công…

Bên cạnh đó, chi phí nhập khẩu rất nhạy với biến động tỷ giá hối đoái, do đó thị trường ngoại hối là nhân tố thúc đẩy quan trọng nhất cho sự biến động này. Khi các nhà giao dịch quyết định bán khống đồng tiền của một quốc gia, chi phí trên toàn quốc gia đó có thể bị giảm xuống.

Thứ hai, các yếu tố như chi phí vệ sinh, bảo hiểm…ở mỗi quốc gia có sự khác biệt lớn, khó có thể đạt tới giá trị tương đương.

Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau cũng có thể dẫn đến việc một số công ty độc quyền về hàng hoá và dịch vụ có khả năng định giá sản phẩm cao hơn.

IV. Vai trò của phương pháp Purchasing Power Parity

Biểu đồ hình tròn với chữ "PPP" ở giữa, bao quanh bởi các biểu tượng đồng tiền, tia sét và cán cân.

Ưu điểm của phương pháp Purchasing Power Parity

Về mặt lý thuyết, PPP được tạo ra nhằm xác định những điều chỉnh cần thiết trong tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền để khiến sức mua của chúng trở nên tương đương.

PPP là công cụ phổ biến để chuyển đổi dữ liệu tài khoản quốc gia như GDP sang một đồng tiền chung, đồng thời loại bỏ sự ảnh hưởng của chênh lệch giá cả giữa các nước. PPP rất hiệu quả trong việc so sánh tổng sản phẩm quốc nội giữa hai quốc gia, vì nó giúp điều chỉnh sự khác biệt về giá trị của một đơn vị tiền tệ theo quốc gia.

PPP đóng vai trò quan trọng trong các phân tích của các nhà hoạch định chính sách, tổ chức đa phương và khu vực tư nhân… để dự báo kinh tế. Ví dụ: Liên Hợp Quốc dùng PPP để đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững và chỉ số phát triển con người, Ngân hàng Thế giới sử dụng để tính toán chỉ số nghèo, quy mô kinh tế và giá cả trong Chỉ số phát triển thế giới, còn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dùng để tổng hợp nhóm quốc gia và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Việc hiểu PPP giữa các quốc gia khác nhau cho phép các nhà kinh tế đánh giá sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, xác định quốc gia nào có nền kinh tế mạnh mẽ hơn, bất chấp sự biến động giá trị của các loại tiền tệ. Cả IMF và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều dùng so sánh PPP để cung cấp dự báo kinh tế và đề xuất điều chỉnh chính sách liên quan.

Bạn nên tìm hiểu:  Hiểu Rõ Về Thẻ VISA: Hướng Dẫn Sử Dụng Hiệu Quả và Tiện Ích Nhất

V. Cách tính Purchasing Power Parity

Để tính PPP tuyệt đối, hãy lấy chi phí của một hàng hóa bằng một đơn vị tiền tệ chia cho chi phí của cùng hàng hóa đó bằng một đơn vị tiền tệ khác (thường là USD).

Tỷ giá PPP = Giá của hàng hoá X tại quốc gia A/Giá của hàng hoá X tại quốc gia B.

Để tính tỷ giá PPP tương đối, cần giả định tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.

Công thức tài chính với biến số đại diện cho tỷ lệ lạm phát tại hai quốc gia A và B, cùng tham số thời gian t.

Trong đó:

S0 là tỷ giá giao ngay ban đầu

t là thời điểm tính toán.

VI. Mối quan hệ giữa PPP và GDP

Khối gỗ chữ "GDP" trên biểu đồ cột và tròn, kèm bút màu vàng trên nền giấy trắng.

PPP và GDP trong kinh tế toàn cầu

Để so sánh dữ liệu của các nền kinh tế khác nhau, các tổ chức tài chính quốc tế thường chuyển đổi GDP của các quốc gia sang một đồng tiền chung (thông thường là USD). Một trong các phương pháp chuyển đổi chính là dùng tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua (PPP). PPP tính toán lại GDP của một quốc gia như thể nó được định giá tại Mỹ – quốc gia sử dụng đồng USD, khiến việc so sánh GDP dễ dàng hơn.

PPP cho phép so sánh sản lượng kinh tế và mức sống thực tế của dân cư, từ đó kiểm soát được sự khác biệt về giá cả giữa các quốc gia.

Việc áp dụng PPP từ ICPmở rộng sang các nền kinh tế nhóm dựa theo chỉ số khối lượng và mức giá, nhằm phân tích những biến động theo thời gian trong GDP bình quân đầu người tương đối và giá cả, đồng thời, sử dụng chúng làm công cụ giảm phát cho các khoản chi tiêu khác.

VII. Tính ngang giá sức mua và ứng dụng trong thị trường tài chính

Người mặc vest chạm vào dấu chấm hỏi phát sáng, biểu tượng cho sự thắc mắc hoặc tìm kiếm thông tin.

Ứng dụng thực tế của PPP trong đầu tư và quan sát thị trường

Sức mua tương đương là một công cụ phổ biến mà các nhà giao dịch dùng để đánh giá khi nào tài sản đang bị định giá quá cao hoặc thấp hơn thực tế. Nó chủ yếu được áp dụng trong phân tích các cặp ngoại tệ và cổ phiếu.

1. PPP và ngoại hối

Các nhà giao dịch có thể tận dụng sự chênh lệch giữa tỷ giá PPP và tỷ giá hối đoái để dự báo và định giá lâu dài cho một loại tiền tệ, từ đó quyết định có nên mua hay bán đồng tiền đó.

Về lý thuyết, tiền tệ sẽ dần trở về một điểm cân bằng. Do đó, nếu có sự khác biệt giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá PPP, nhà đầu tư có thể nhắm đến giao dịch di chuyển về điểm trung tâm này.

Nếu đồng tiền bị định giá cao hơn mức PPP, nhà đầu tư nên cân nhắc bán khống. Trái lại, nếu bị định giá thấp hơn thì nên xem xét mua vào và chú ý đến thị trường dài hạn.

2. PPP và chứng khoán

Mặc dù PPP không phải lúc nào cũng chỉ rõ loại tài sản nào bị định giá sai, nhưng nó có thể giải thích được ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với giá cổ phiếu và trái phiếu.

Chẳng hạn, xét trong dài hạn, nếu một nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu của một công ty nước ngoài hoặc công ty có cổ phiếu tính bằng ngoại tệ (như USD, EUR trong trường hợp các công ty xăng dầu), bất kỳ sự mất giá nào của đồng nội tệ sẽ giảm sức mua – nghĩa là cùng số tiền đó sẽ mua được ít cổ phiếu hơn.

Các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định khi nào là thời điểm thích hợp để mua hoặc bán cổ phiếu, cũng như lúc nào là tốt nhất để tránh rủi ro tiền tệ.

Tóm lại, sức mua tương đương là một phương pháp hữu ích để tính toán sự khác biệt về mức sống khi so sánh giữa các nền kinh tế, đặc biệt là xem xét đến GDP và quy mô kinh tế tương đối. Mong rằng thông tin từ Chuyên Tài Chính có ích với bạn. Chúc bạn gặt hái nhiều thành công!

Lên đầu trang