Hiểu Rõ Lãi Suất Quá Hạn: Cách Tính và Quản Lý Hiệu Quả Lãi Chậm Trả

Lãi quá hạn là gì

Lãi suất quá hạn thường vượt cao hơn so với lãi suất vay thông thường. Người vay cần chú ý thanh toán đúng hạn theo hợp đồng để tránh phạt và duy trì uy tín tín dụng tích cực.

Vậy cách tính và quản lý hiệu quả lãi chậm trả thế nào? Chi tiết mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây của CHUYÊN TÀI CHÍNH.

Lãi suất quá hạn là gì?

Tới nay, chưa có quy định cụ thể nào giải nghĩa “lãi suất quá hạn”. Dựa trên điểm b khoản 5 Điều 446 Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu “lãi suất quá hạn” là khoản tiền lãi người vay phải trả thêm khi không thanh toán nợ đúng hạn.

Lãi suất quá hạn được tính trên nợ gốc và thời gian chậm thanh toán. Lãi suất này thường cao hơn mức thông thường để phản ánh rủi ro và chi phí tăng thêm cho bên cho vay do trễ hạn. Lãi phạt quá hạn không chỉ là biện pháp đảm bảo quyền lợi cho bên cho vay mà còn thúc đẩy người vay trả nợ đúng thời hạn, góp phần duy trì trật tự tài chính và kỷ luật tín dụng.

Lãi quá hạn là gì

Người vay trả chậm sẽ bị áp dụng lãi phạt quá hạn

Quy định pháp luật về lãi suất đối với nợ quá hạn

Dựa trên khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của bên vay như sau:

Trường hợp vay có lãi mà đến hạn không trả, hoặc trả không hoàn đủ lãi và gốc như thỏa thuận thì bên vay phải chịu lãi trên số tiền gốc theo lãi suất thỏa thuận, tính trên thời gian trả chậm; nếu trả chậm, người vay còn phải chịu lãi theo mức quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Lãi trên nợ gốc chưa thanh toán đúng hạn là 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ khi có thỏa thuận khác.

Mức lãi suất quá hạn tối đa theo pháp luật quy định

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015: Các bên có thể thỏa thuận lãi suất vay nhưng không vượt quá 20%/năm (gần 1,67%/tháng), trừ khi luật có quy định khác.

Bạn nên tìm hiểu:  Cập Nhật Lãi Suất Ngân Hàng Vietbank Tháng 6/2025 - Thông Tin Mới Nhất

Chính phủ đã đề xuất và Ủy ban thường vụ Quốc hội sau đó điều chỉnh mức lãi suất này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Nếu lãi suất thỏa thuận vượt mức pháp luật quy định, đều không có hiệu lực thi hành.

Nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất, nhưng không rõ ràng và xảy ra tranh chấp, thì mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất tối đa được pháp luật quy định vào thời điểm trả nợ.

Do đó, mức lãi suất quá hạn tối đa được xác định qua các trường hợp sau:

  • Lãi suất quá hạn theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm trên khoản vay.
  • Nếu không rõ mức lãi suất và có tranh chấp, mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên khoản vay.
  • Nếu không có thỏa thuận, lãi suất quá hạn được tính bằng 150% so với lãi suất vay theo hợp đồng.

Các tổ chức tín dụng không áp dụng quy định của Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự 2015, do đó có thể áp dụng lãi suất quá hạn vượt quá 20%/năm, 1,67%/tháng).

Lãi quá hạn là gì

Mức lãi suất quá hạn không thể vượt quá 20%/năm

Phương pháp tính lãi suất quá hạn, lãi chậm trả

Theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi đến hạn mà khách hàng không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận, họ sẽ phải chịu lãi như sau:

  • Tính lãi trên toàn bộ nợ gốc theo lãi suất vay đã thỏa thuận trong hợp đồng mà chưa thanh toán đúng hạn;
  • Nếu khách hàng không trả lãi đúng hạn, sẽ phải trả thêm lãi chậm theo mức lãi suất thỏa thuận giữa hai bên nhưng không quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
  • Nếu khoản vay chuyển thành nợ quá hạn, người vay phải trả lãi cho dư nợ gốc quá hạn phù hợp với thời gian chậm trả, sử dụng lãi suất không vượt quá 150% lãi suất trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất quá hạn sẽ do hai bên thỏa thuận theo pháp luật. Nếu không thể thỏa thuận, lãi suất quá hạn sẽ gấp 1,5 lần lãi suất vay tín dụng trong hợp đồng.

Bạn nên tìm hiểu:  Cách Biến Tiêu Sản Thành Tài Sản: Bí Quyết Tài Chính Hiệu Quả!

Công thức tính lãi quá hạn

Lãi quá hạn = Nợ gốc quá hạn chưa trả x lãi suất vay theo hợp đồng vay x 1,5 x thời gian chậm trả (thời gian quá hạn).

Như thế, lãi suất quá hạn là lãi phát sinh khi đến hạn thanh toán mà bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Mức lãi phạt này được coi là bồi thường cho thiệt hại của bên cho vay khi bên vay không thực hiện đúng cam kết.

Lãi quá hạn là gì

Trả nợ càng chậm, người vay càng chịu phí phạt và lãi cao

Phân biệt lãi chậm trả và lãi suất quá hạn

Có thể bạn sẽ nhầm giữa lãi suất quá hạn và lãi chậm trả. Mặc dù chưa được quy định cụ thể, lãi chậm trả xuất hiện khi bên vay không thể thanh toán đúng hạn.

Lãi chậm trả được tính trên số tiền chậm trả phù hợp với thời gian chậm trả. Lãi này bằng 50% mức lãi vay tối đa tại thời điểm trả nợ là 20%/năm, tương đương lãi suất chậm là 10%/năm (tương đương 0,83%/tháng).

Nếu cho vay không lãi, công thức tính lãi chậm trả là:

Lãi chậm trả = nợ gốc chưa trả x lãi chậm trả (0,83%/tháng) x thời gian chậm trả

Nếu có lãi, công thức tính lãi chậm trả như sau:

Lãi chậm trả = nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng x thời hạn vay x 0,83%/tháng x thời gian chậm trả.

Như vậy, nếu đến hạn mà bên đi vay chưa thể trả hết gốc và lãi, bên vay phải thanh toán toàn bộ khoản gốc, lãi và lãi phạt do chậm trả.

Đặc biệt, đối với các khoản tín chấp, vay online, vay thẻ tín dụng, lãi quá hạn, lãi chậm trả rất cao, thậm chí người vay có thể mất khả năng thanh toán. Vì vậy, để đảm bảo ký kết tín dụng an toàn, bên vay cần có kế hoạch trả nợ rõ ràng, hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính và phương án dự phòng khi có rủi ro dẫn đến chậm trả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang