ATR là một chỉ báo kỹ thuật cực kỳ quan trọng trong các thị trường chứng khoán, ngoại hối và crypto để xác định mức độ thay đổi giá của một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy bạn đã biết cách tính ATR và sử dụng nó ra sao chưa? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của CHUYENTAICHINH.
I. ATR là gì?
Chỉ báo ATR, hay khoảng dao động thực tế trung bình, viết tắt của Average True Range, được dùng để đo lường độ biến động của giá tài sản trong một khung thời gian nhất định.
ATR giúp đánh giá mức độ biến động giá trong một khoảng thời gian xác định, hỗ trợ các nhà giao dịch và đầu tư đánh giá rủi ro và xác định điểm vào/ra thị trường.
ATR có thể ước đoán được biến động của giá trong tương lai, bởi vậy, chỉ báo này được nhiều nhà giao dịch tin tưởng để quyết định chốt lời và cắt lỗ.
Tìm hiểu về chỉ báo ATR trong hoạt động đầu tư
Khi kết hợp với các chỉ báo và công cụ khác, ATR hỗ trợ các nhà giao dịch xác định điểm vào lệnh, thoát lệnh hoặc quyết định có nên đầu tư vào tài sản đó không.
Người phát triển chỉ báo ATR là Welles Wilder, cha đẻ của nhiều chỉ báo nổi tiếng như RSI, ADX, và Parabolic SAR. Vào đầu những năm 1980, khi thị trường chứng khoán nhiều biến động, ông đã tạo ra ATR để đo lường các biến động này.
Lần đầu tiên ATR được giới thiệu trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems” (Những ý tưởng mới trong hệ thống kỹ thuật giao dịch), ban đầu dành cho hàng hoá nhưng sau đó được áp dụng cho cả cổ phiếu, chỉ số và giao dịch tại thị trường Forex và tiền điện tử.
II. Ý nghĩa của chỉ báo ATR
Nhờ vào đường trung bình của chỉ báo mà nhà giao dịch và đầu tư có thể:
Tùy chỉnh điểm dừng lỗ và chốt lời: Khi xu hướng thuận lợi, nhà giao dịch có thể xác định các điểm chốt lời và cắt lỗ phù hợp với chiến lược của mình. Kết hợp với lệnh xu hướng Trailing Stop, người giao dịch có thể tối ưu hóa xu hướng gồng lãi.
Xác định điểm đảo chiều: Chỉ báo ATR giúp nhận diện vùng có áp lực mua và bán cao, nơi có khả năng đảo chiều lớn. Khi ATR cao nghĩa là thị trường đang biến động mạnh, khả năng giá không duy trì được lâu và chuẩn bị đảo chiều.
Khi ATR vượt qua 70% ngưỡng trung bình, tín hiệu đảo chiều càng rõ ràng.
Ý nghĩa của chỉ số ATR trong quá trình đầu tư mà nhiều người quan tâm
III. Đặc điểm của chỉ báo ATR
Khi giá trị ATR tăng cao, khả năng xu hướng thay đổi càng lớn. Thị trường càng biến động, ATR càng tăng mạnh. Giá trị ATR lớn thường không duy trì lâu khi có sự thay đổi giá mạnh mẽ.
Khi giá trị ATR giảm, chuyển động của xu hướng càng yếu. Thị trường ít biến động khiến ATR giảm giá trị. Nếu ATR duy trì giá ở mức thấp trong thời gian dài, điều này có thể dẫn đến khả năng giá sẽ đảo chiều hoặc tiếp tục biến động để tạo ra một khu vực hợp nhất.
Chỉ báo này không đưa ra tín hiệu về xu hướng giá mà chỉ phản ánh mức độ biến đổi của giá mà thôi.
Đặc điểm cơ bản của ATR
IV. Lợi ích và hạn chế của chỉ báo ATR
Ưu điểm:
Chỉ cần dữ liệu lịch sử về giá là có thể tính toán giá trị ATR.
ATR cũng tính đến cả những khoảng trống trong chuyển động của giá.
Trên một số nền tảng giao dịch, chỉ số ATR có thể áp dụng trên mọi khung thời gian, rất phù hợp với phong cách giao dịch theo ngày, với khung thời gian nhỏ như M15 – khung 15 phút chẳng hạn, tìm điểm vào lệnh, thoát lệnh dễ dàng hơn.
ATR cho phép người chơi xác định điểm thoát lệnh, vào lệnh, báo hiệu những thay đổi về độ biến động. ATR dễ dàng thích ứng với biến động giá mạnh hoặc các khu vực hợp nhất, có thể kích hoạt biến động giá bất thường theo cả hai hướng (lên và xuống). Sử dụng bội số ATR, chẳng hạn như 1.5 x ATR để nắm bắt được những biến động giá bất thường này.
ATR cũng có thể cung cấp cho nhà giao dịch dấu hiệu về quy mô giao dịch sẽ sử dụng trong thị trường phái sinh. Có thể sử dụng phương pháp ATR để xác định khối lượng vào lệnh (position size) dựa trên mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư cá nhân cùng với sự biến động của thị trường cơ bản.
Nhược điểm:
Chỉ báo ATR chỉ tương đối, không thể đảm bảo rằng một xu hướng đảo chiều sắp xảy ra.
Chỉ báo ATR không chỉ rõ hướng giá mà chỉ xác định sự biến động do các khoảng trống giá gây ra và giới hạn các chuyển động lên hoặc xuống. Điều này đôi khi dẫn tới tín hiệu không rõ ràng, đặc biệt khi thị trường đang ở những điểm xoay chuyển (pivot) hoặc tại các điểm ngoặt (turning point). Ví dụ, sự gia tăng đột ngột của ATR sau một chuyển động lớn đi ngược lại xu hướng phổ biến có thể khiến một số nhà giao dịch tưởng rằng ATR đang xác nhận xu hướng cũ, nhưng không phải như vậy.
V. Công thức tính ATR nhanh chóng
Để tính giá trị ATR, chúng ta sẽ thực hiện 03 bước sau:
Bước 1: Tính khoảng dao động thực tế (true range) bằng cách sử dụng hàm Max trả về giá trị lớn nhất trong vùng dữ liệu gồm chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất tại thời điểm đó, giá trị tuyệt đối của chênh lệch giữa giá cao nhất và giá đóng cửa trước đó, và giá trị tuyệt đối của chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa trước đó.
TR = Max [(H – L), ABS (H – CP), ABS (L – CP)]
Trong đó:
H là giá cao nhất;
L là giá thấp nhất;
CP là giá đóng cửa.
Bước 2: Tính ATR đầu tiên, chú ý rằng chúng ta mặc định chu kỳ hoạt động của chỉ báo ATR là 14 phiên (có thể theo ngày, hàng tuần, hàng tháng tùy theo nhu cầu).
TRi là giá trị lớn nhất trong khoảng dao động thực tế.
Bước 3: Sau khi đã tính được ATR ban đầu, chúng ta tiến hành suy ra ATR tiếp theo:
Trên thực tế, nhà đầu tư không cần tự tính công thức ATR, vì các nền tảng giao dịch đã có sẵn kết quả này, chỉ việc cài đặt và sử dụng.
Cách tính ATR nhanh chóng và hiệu quả cho mọi nhà đầu tư
VI. Phương pháp dùng chỉ báo ATR trong đầu tư
Để khai thác tối đa hiệu quả từ chỉ báo ATR, nhà giao dịch cần am hiểu cách sử dụng nó.
1. Sử dụng chỉ báo ATR để đặt điểm cắt lỗ Stop loss:
Thường thì điểm cắt lỗ được đặt bên dưới đáy hỗ trợ gần nhất đối với lệnh BUY và trên đỉnh kháng cự gần nhất với lệnh Sell. Nhưng cách này dễ bị ảnh hưởng; do đó, khi thị trường biến động mạnh tức là giá trị ATR tăng, nhà đầu tư nên đặt cắt lỗ xa hơn. Ngược lại, nếu biến động nhỏ, giá trị ATR giảm, thì điểm cắt lỗ nên gần lại.
Bắt đầu bằng việc quyết định một tỷ lệ nhân ATR để xác định độ lớn của điểm cắt lỗ. Chẳng hạn, nếu chọn 1.5 lần giá trị ATR, điểm cắt lỗ sẽ cách giá vào một khoảng 1.5 ATR.
Khi đã xác định được độ lớn điểm cắt lỗ dựa trên ATR, bạn có thể một cách tự động tích hợp nó vào chiến lược giao dịch của mình. Khi bạn mở vị thế mua hoặc bán, đặt điểm cắt lỗ tại khoảng cách tương ứng từ giá vào theo giá trị ATR.
Khi thị trường dịch chuyển và giá thay đổi, điểm cắt lỗ của bạn cũng sẽ điều chỉnh theo, bảo vệ bạn khỏi biến động quá mức.
Trước khi áp dụng vào chiến lược giao dịch, cần thử nghiệm nhiều lần để tránh bị ảnh hưởng, vì không phương pháp nào có thể đạt hiệu quả tuyệt đối 100%.
Nếu bạn nhận thấy thị trường có biến động mạnh mẽ hơn hoặc yếu hơn bình thường, hãy điều chỉnh độ lớn của điểm cắt lỗ dựa trên tình hình thực tế của thị trường.
Sử dụng ATR một cách hiệu quả nhất
2. Dùng chỉ báo ATR để đặt điểm chốt lời Take profit:
Tùy thuộc vào độ mạnh của tín hiệu ATR mà có thể xác định điểm chốt lời thích hợp.
Khi ATR tăng và di chuyển lên nửa trên của khoảng dao động, thì thị trường đang biến động lớn, khả năng sinh lời cao, có thể tăng khoảng cách chốt lời để tăng lợi nhuận hơn nữa.
Khi ATR ít biến động và nằm ở nửa dưới của khoảng dao động, thì thị trường ít biến động, nên đặt điểm chốt lời ở mức (1:2).
3. Kết hợp ATR và lệnh xu hướng Trailing stop:
Việc kết hợp ATR với lệnh trailing stop có ý nghĩa quan trọng, ATR giúp đặt điểm cắt lỗ chính xác và an toàn, trong khi lệnh trailing stop tối ưu hoá lợi nhuận, bảo đảm giữ được khoản lãi.
Để thực hiện điều này, sau một đợt điều chỉnh giá, người chơi sẽ đặt lệnh trailing stop dựa trên chỉ báo ATR (Average True Range) nhằm theo sát biến động thị trường một cách linh hoạt. Khi điều chỉnh mức stop loss, lệnh trailing stop sẽ di chuyển theo xu hướng giá, giúp bảo toàn lợi nhuận khi thị trường diễn biến thuận lợi. Tuy nhiên, nếu giá dịch chuyển ngược lại với dự đoán, chỉ báo ATR lúc này sẽ đóng vai trò như một lệnh stop loss cố định, giới hạn rủi ro cho nhà giao dịch.
Khi thị trường dao động mạnh, chỉ báo ATR giúp điều chỉnh cắt lỗ hiệu quả, tránh bị quét. Ngược lại, khi thị trường ổn định, cả hai tương tác để bảo toàn lợi nhuận.
VII. Những lưu ý khi sử dụng chỉ báo ATR
Đừng chỉ dựa vào một mình ATR cho điểm vào và thoát lệnh; cần kết hợp với nhiều công cụ và chỉ báo khác để giao dịch chính xác hơn.
Những điểm cần nhớ khi đầu tư
Chia lợi nhuận kỳ vọng cho ATR để tìm ra số phút tối thiểu đạt mục tiêu lợi nhuận.
Số tiêu chuẩn của ATR là 14, nhưng bạn có thể linh hoạt dùng số ngắn hơn hoặc dài hơn tùy mục tiêu, ví dụ từ 2 – 10 cho biến động ngắn, hoặc từ 20 – 50 cho biến động dài.
ATR là một phần quan trọng của các chỉ báo như ADX (định hướng trung bình) hay ADXR (xếp hạng định hướng trung bình) cùng nhiều chỉ số khác để xác định xu hướng thị trường.
Nói chung, ATR được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để biết được giá tài sản di chuyển trung bình bao nhiêu trong khung thời gian nào đó, giúp nhà đầu tư chọn thời điểm giao dịch tốt nhất. Đọc thêm các bài viết hữu ích về đầu tư và tài chính trên website của Chuyên Tài Chính nhé!