Chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới là một hiện tượng phổ biến trong thị trường vàng, thể hiện sự khác biệt giá cả giữa vàng trong nước và quốc tế. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này có thể đến từ nhiều yếu tố như cung cầu, thuế nhập khẩu, chính sách tiền tệ, hay biến động kinh tế cả trong lẫn ngoài nước. Hiểu rõ sự chênh lệch giá vàng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định hợp lý hơn và nắm bắt được xu hướng của thị trường vàng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Cùng tìm hiểu ngay với chuyentaichinh.com qua bài viết dưới đây.
I. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hôm nay.
Cách tính giá vàng thế giới ra VNĐ
Giá vàng tại Kitco giao dịch ở mức 3.209,3 USD/ounce – 3.211,3 USD/ounce (1 ounce = 0,829 lượng, tương đương 1 lượng = 1,22 ounce).
Giá vàng thế giới chiều mua vào: 83.209.097,51 VNĐ
Giá vàng thế giới chiều bán ra: 83.260.952,49 VNĐ
Giá vàng thế giới đổi sang VND chưa bao gồm các chi phí nhập khẩu
Cách tính chênh lệch giá vàng
Giá vàng miếng SJC hiện tại là 120,000,000 đồng/lượng. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện vào khoảng 36,739,048 đ/lượng.
Mức chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC đang là 2,7 triệu đồng.
Giá vàng nhẫn SJC hôm nay thấp hơn vàng miếng SJC 5 triệu đồng.
Hiện tại, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới với mức như sau:
Loại vàng | Giá tuyệt đối (đ) | Chênh (%) |
Vàng SJC – Thế giới | 36,739,048 đ | ~30,61% |
Nhẫn – Thế giới | 31,739,047.51 đ | ~21,15% |
Lưu ý rằng, chênh lệch giá vàng này đơn thuần tính theo tỷ giá Kitco quy đổi theo tỷ giá USD/VND tại thời điểm hiện tại, chưa bao gồm các chi phí nhập khẩu, gia công, chế tác vàng thành sản phẩm hoàn chỉnh cho người tiêu dùng.
II. Giá vàng hôm nay
1. Giá vàng trong nước hôm nay
Hiện tại, giá vàng miếng SJC tại công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn giảm nhẹ. Giá vàng miếng SJC tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 117,300 ,000 đồng/lượng mua vào và 120,000,000 đồng/lượng bán ra.
Hôm nay, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn ở Việt Nam có một số biến động nhẹ.
Cụ thể: Vàng SJC: Hà Nội và TP.HCM: Mua vào 117,3 triệu đồng/lượng, bán ra 120 triệu đồng/lượng.
Vàng DOJI: Hà Nội và TP.HCM: Mua vào 117,3 triệu đồng/lượng, bán ra 120 triệu đồng/lượng.
Vàng PNJ: Mua vào 117,3 triệu đồng/lượng, bán ra 120 triệu đồng/lượng.
Vàng Bảo Tín Minh Châu: Mua vào 115,5 triệu đồng/lượng, bán ra 118,2 triệu đồng/lượng.
Vàng Phú Quý: Mua vào 116,5 triệu đồng/lượng, giá bán là 120,0 triệu đồng mỗi lượng.
Vàng Mi Hồng hiện mua với giá 117,3 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 119,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước liên tục đạt đỉnh mới
Ngược lại, vàng nhẫn dao động quanh mức 115 triệu đồng mỗi lượng, tùy theo thương hiệu.
2. Giá vàng thế giới
Trong phiên giao dịch ngày 22/4/2025, giá vàng đạt mức kỷ lục lịch sử 3.481,192 USD, đây là đỉnh cao nhất lịch sử thị trường vàng toàn cầu.
Đến 10h43′ sáng 16/5/2025 giờ Việt Nam, giá vàng thế giới quanh mức 3.208,80 USD/ounce trên Kitco, tương đương 83.196.133,76 triệu đồng một lượng.
III. Dự đoán giá vàng 10 ngày tới
Khi Bitcoin biến động mạnh và thị trường chứng khoán Mỹ đang ở giai đoạn định giá cực đoan, vàng được dự đoán vẫn là nơi trú ẩn an toàn. Mike McGlone – chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Bloomberg Intelligence cho biết, vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm 6.000 tỷ USD trong năm nay và có thể tiếp tục giảm. Các yếu tố khác như trái phiếu, quỹ ETF, và nhu cầu từ các ngân hàng trung ương đã khiến giá vàng tăng 25% trong năm.
Theo ông, việc giá vàng vượt 3.200 USD/ounce có thể chỉ là sự khởi đầu của xu hướng tăng mạnh, hướng đến 4.000 USD/ounce do sự gia tăng nhu cầu trú ẩn khi Bitcoin và chứng khoán Mỹ biến động.
Giá vàng trong thời gian tới có thể vẫn tiếp tục tăng
Trong bối cảnh lo ngại suy thoái và khủng hoảng địa chính trị bao trùm kinh tế toàn cầu, nhu cầu mua vàng từ các ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tiếp tục đẩy giá vàng tăng. Goldman Sachs mới cập nhật dự báo giá vàng cuối năm lên 3.700 USD/ounce và kỳ vọng giá vàng có thể lên đến 3.900 USD/ounce trong thời gian suy thoái, thậm chí có thể đạt 4.000 USD/ounce vào giữa năm 2026.
(Nguồn: Vietnamnet)
Các chuyên gia vẫn duy trì sự lạc quan rằng, giá vàng thế giới sẽ còn đi lên.
IV. Lý giải nguyên nhân chênh lệch giá vàng
Vấn đề chênh lệch giá vàng cao đến mức phi lý vẫn là một thách thức. Nguyên nhân chính là từ Nghị định 24 năm 2012 đã làm đứt gãy nguồn cung vàng, khi doanh nghiệp không được phép nhập khẩu, còn nhu cầu trong nước vẫn duy trì khoảng 55 tấn mỗi năm (theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng thế giới).
Với vai trò độc quyền, giá vàng do Ngân hàng Nhà nước công bố được xem là chuẩn mực thị trường. Giá đấu thầu của Ngân hàng này thường cao hơn giá thị trường, làm gia tăng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế khi giá vàng thế giới leo thang.
Thiếu vắng một sàn giao dịch tập trung làm vốn hóa nguồn tài nguyên vàng trong dân cư và hệ thống ngân hàng thương mại cũng dẫn đến chênh lệch ngày càng lớn giữa giá vàng thế giới và trong nước.
Mức chênh lệch giá vàng giữa trong nước và thế giới hiện khoảng 11 triệu đồng mỗi lượng.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số nhân tố khiến cho chênh lệch giá vàng ở mức cao như:
- Có những yếu tố tác động đến sự chênh lệch giá vàng giữa thị trường trong nước và toàn cầu. Các yếu tố này bao gồm:
- Cung và cầu: Mức cung và nhu cầu trên thị trường vàng có thể tác động đến giá cả. Nếu nguồn cung giảm hoặc nhu cầu tăng, giá vàng có thể bị đẩy lên cao.
- Biến động tiền tệ: Vì vàng thường được định giá bằng USD, biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường thế giới.
- Tác động từ các sự kiện quốc tế: Những sự kiện toàn cầu như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, hay biến động chính trị có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng toàn cầu.
- Chính sách ngân hàng trung ương: Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương có ảnh hưởng đến giá vàng. Ví dụ, việc giảm lãi suất có thể khiến giá vàng tăng.
Để giảm thiểu chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới, các cơ quan chức năng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư vàng cần thận trọng.
V. Giải pháp cho vấn đề chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới
Theo chuyên gia tài chính và kinh tế, để xử lý vấn đề chênh lệch giá vàng miếng giữa trong nước và quốc tế một cách hiệu quả và bền vững, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
1. Hoàn thiện khung pháp lý
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong việc quản lý kinh doanh vàng bạc, đảm bảo minh bạch và hiệu quả, phù hợp với thực tiễn thị trường. Hoàn thiện quy định giá vàng để điều tiết một cách linh hoạt, theo sát biến động quốc tế.
2. Phát triển thị trường vàng
Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Phát triển đa dạng các sản phẩm vàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch vàng.
3. Tăng cường quản lý
Ngân hàng Nhà nước gia tăng thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc và xử lý nghiêm các vi phạm. Các cơ quan chức năng phối hợp để quản lý thị trường vàng hiệu quả, cung cấp thông tin đầy đủ về giá vàng cho người dân. Khuyến khích sử dụng các kênh đầu tư vàng an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, một số giải pháp cụ thể khác có thể xem xét như:
- Bãi bỏ độc quyền vàng miếng.
- Tăng cường dự trữ vàng quốc gia.
- Áp dụng các biện pháp thuế phù hợp để điều tiết giá vàng.
Để xử lý vấn đề chênh lệch giá vàng miếng giữa trong nước và thế giới, cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng và sự tham gia của doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc. Hy vọng những giải pháp này sẽ giúp ổn định thị trường vàng Việt Nam cũng như bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
VI. Khi nào giá vàng trong nước ngang bằng với giá thế giới
Từ cuối năm 2011, sau khi Thống đốc NHNN tuyên bố SJC là thương hiệu vàng độc quyền của Nhà nước, đã đặt mục tiêu để giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới từ 300,000 – 400,000 VND/lượng. Sau đó, giá vàng trong nước luôn duy trì mức cao hơn so với giá thế giới.
Thị trường vàng 9999 chủ yếu gồm vàng SJC và vàng vỉ từ các thương hiệu khác. Từ năm 2014, NHNN không cung cấp thêm vàng mới ra thị trường, cộng với việc vàng miếng SJC đang lưu hành được chuyển hóa cho chế tác trang sức, nguồn cung dần cạn kiệt, trong khi giá vàng thế giới không ngừng tăng. Điều này buộc các doanh nghiệp vàng bạc đá quý phải tích trữ vàng miếng, đẩy giá trong nước lên cao hơn.
Khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới đang là một vấn đề nan giải.
Để thu hẹp chênh lệch giá vàng giữa thị trường trong nước và quốc tế, cần đảm bảo nguồn cung vàng ổn định trong nước. NHNN là đơn vị duy nhất có quyền nhập khẩu vàng, có khả năng dự trữ để can thiệp khi thị trường có biến động bất thường. Ngoài ra, NHNN có thể cân nhắc định giá vàng miếng hàng ngày với biên độ hợp lý.
VII. Dự đoán biến động giá vàng trong thời gian tới
Theo ý kiến các chuyên gia, sắp tới vàng sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực như: tình hình lạm phát tại Mỹ, chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và áp lực chốt lời từ nhiều nhà đầu tư.
Từ năm 2022 đến nay, FED đã tăng lãi suất 8 lần, nhiều đợt 0,75%, gần đây nhất là 0,25%, nhằm kiểm soát lạm phát cao tại Mỹ. Việc tăng lãi suất liên tục khiến đồng USD mạnh lên, cản trở sự phát triển của vàng. Dự đoán sẽ có thêm 2 đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 3 và 5 năm 2023. Tình trạng này có thể tiếp tục tăng và lãi suất có khả năng đạt đỉnh. Về dài hạn, lãi suất sẽ ổn định và tác động tới giá vàng sẽ giảm.
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng trung bình trong năm 2023, giá vàng sẽ vào khoảng 1.945 USD/oz, tăng 2,4% so với dự báo trước. Các chuyên gia cho rằng giá trung bình năm 2024 có thể là 1.975 USD/oz, và có thể vượt quá 2.000 USD/oz.
VIII. Cơ hội và rủi ro trong chênh lệch giá vàng
Cơ hội
Sự chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tạo cơ hội cho cả người bán và người mua vàng thu lợi từ mức sai biệt này.
Rủi ro
Với giá vàng thế giới thấp hơn trong nước, nhiều kẻ gian lách luật buôn lậu vàng qua các con đường mòn, bán lại trong nước để thu lời. Với nguồn cung hạn chế, vàng buôn lậu dễ tiêu thụ và không lo bị “ế.”
Theo ông Nguyễn Văn Lịch, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, so với ma túy, buôn lậu vàng dễ hơn và lợi nhuận cao hơn, khó truy vết và mức án phạt nhẹ hơn. Kẻ buôn lậu chỉ cần nấu chảy vàng thành nguyên liệu rồi chuyển vào các xưởng chế tác.
Ngoài ra, giá vàng thế giới và giá vàng nội địa thường không đồng nhất xu hướng. Khi giá vàng thế giới giảm mà giá nội địa vẫn giữ nguyên, đơn vị kinh doanh vàng đẩy rủi ro cho người mua, gây khó khăn và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư trong nước.
Vàng bị đầu cơ khiến thị trường liên tục chịu nhiều biến động khó lường.
Thêm vào đó, vì vàng được coi như một công cụ dự trữ an toàn trong trường hợp khẩn cấp, nên người dân Việt Nam có xu hướng mua vàng để “cất giấu” khi có tiền. Việc này dẫn đến nguồn tiền lớn không tham gia vào lưu thông hàng hóa hoặc đầu tư, vô tình làm mất đi cơ hội phát triển kinh tế xã hội, khiến nền kinh tế đất nước không thể tiến xa hơn.
Nhìn chung, giá vàng trong nước thường xuyên cao hơn giá thế giới, trừ khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp để ổn định thị trường bằng cách tăng nguồn cung cho thị trường vàng nội địa. Việc này cần phá bỏ sự độc quyền của vàng miếng và cấp phép cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng miếng, mới có thể tạo điều kiện cho giá vàng trong nước và thế giới cân bằng và cùng chiều.
Trên đây là cái nhìn tổng quát về thị trường vàng và sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Hy vọng thông tin từ Chuyên Tài Chính sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!