CCI là công cụ đo lường sự biến động giá trong thị trường, giúp xác định vùng quá mua hoặc quá bán và đánh giá sức mạnh xu hướng cũng như xác định các điểm vào/thoát lệnh, tính phân kỳ. Bài viết này của trang web chuyentaichinh.com sẽ giúp bạn hiểu rõ những kiến thức cơ bản về chỉ số này, ý nghĩa, đặc điểm và cách sử dụng nó sao cho hiệu quả nhất.
I. Chỉ số CCI là gì?
CCI, viết tắt của Commodity Channel Index, là chỉ số kênh hàng hoá do Donald Lambert phát minh năm 1979 để phân tích thị trường hàng hoá. Tuy nhiên, hiện tại CCI đã được sử dụng phổ biến trên nhiều loại tài sản như chứng khoán, tiền điện tử và Forex.
Nhiều nhà đầu tư dùng CCI để đo lường sự biến động giá trên thị trường (dựa vào trung bình giá hiện tại và quá khứ), đồng thời xác định vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold), đánh giá sức mạnh xu hướng và xác định các điểm vào/thoát lệnh.
II. Ý nghĩa của chỉ số CCI
Chỉ báo CCI hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xác định xu hướng và hành động giá để tìm ra cơ hội giao dịch tốt nhất.
1. Xác định vùng quá mua quá bán
Khi CCI > 100 và đang lên, thị trường có thể sắp điều chỉnh giảm giá;
Ngược lại, khi CCI < -100 và đang xuống, thị trường có khả năng điều chỉnh giá tăng.
Xác định đường mua và bán qua chỉ báo CCI
Qua các vùng quá mua và quá bán, nhà đầu tư có khả năng nhận định tín hiệu đó là thật hay giả để đưa ra quyết định giao dịch chắc chắn hơn.
2. Xác định xu hướng thị trường
Giá trị của CCI từ 0 đến 100 báo hiệu xu hướng tăng mạnh của thị trường;
Giá trị của CCI từ -100 đến 0 cho biết xu hướng giảm mạnh.
3. Xác định được tính phân kỳ
CCI giúp nhận biết sự phân kỳ và hội tụ, từ đó tìm ra tín hiệu đảo chiều của thị trường.
Khi đỉnh giá sau cao hơn nhưng CCI xuống thấp hơn, sự phân kỳ xuất hiện, báo hiệu sắp có đảo chiều từ tăng sang giảm.
Khi đáy giá sau thấp hơn nhưng CCI lại cao hơn, hội tụ xuất hiện, báo hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
III. Đặc điểm của chỉ số CCI
CCI là một đường trung bình động, dao động quanh đường 0, giá trị dao động từ -100 đến +100, hỗ trợ nhận diện xu hướng thị trường:
Giá trị CCI giữa (0; +100) cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng (uptrend);
Giá trị CCI từ (-100; 0) chỉ ra thị trường đang trong xu hướng giảm (downtrend);
Khi CCI > +100, thị trường tăng mạnh, vùng quá mua, dự đoán giá khả năng điều chỉnh.
Khi CCI có giá trị dưới -100, thị trường đang trong xu thế giảm mạnh, tạo nên khu vực quá bán, dự báo giá có thể tăng điều chỉnh trong thời gian tới;
Nếu CCI chỉ dao động quanh mức 0, thị trường đang đi ngang (sideway) và không có biến động đáng kể.
CCI không bị giới hạn cụ thể, có thể vượt ra khỏi mức thông thường. Tuy nhiên, 75% thời gian, CCI nằm trong khoảng (-100; 100), với 25% còn lại nằm ngoài phạm vi này.
IV. Vai trò của chỉ số CCI trong phân tích chứng khoán
Chỉ số CCI hỗ trợ nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường để đưa ra quyết định mua hoặc bán và đo lường độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại.
Chỉ báo CCI giúp phát hiện các thời điểm quá mua, quá bán, từ đó đưa ra quyết định đóng hoặc mở vị thế theo xu hướng giá.
V. Công thức tính CCI đơn giản
Chúng ta có thể tính CCI dựa trên mối quan hệ giữa giá tài sản và đường trung bình cộng (MA), cụ thể là độ lệch chuẩn so với mức giá trung bình.
Công thức tính CCI:
CCI = (Giá trung bình – MA) / (0.015 x MD)
Trong đó:
Giá trung bình được tính bằng trung bình cộng của ba giá trị (cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa) trong một phiên giao dịch;
MA là đường trung bình động, tính bằng trung bình cộng các giá đóng cửa trong n phiên giao dịch;
MD (độ lệch trung bình) là giá trị trung bình của độ lệch tuyệt đối của giá tài sản trong một khoảng thời gian, cụ thể như sau:
MD = [ (MA – AP1) + (MA – AP2) + … + (MA – APn)] / n
0.0015 là hằng số làm mịn.
*Lưu ý: Các nền tảng giao dịch Forex đã tích hợp sẵn công thức tính CCI, giúp nhà đầu tư không mất nhiều thời gian tính toán phức tạp.
VI. Cách xác định điểm quá mua và quá bán bằng chỉ báo CCI
CCI được sử dụng để xác định các điểm quá mua và quá bán trong các thị trường bị giới hạn phạm vi, đặc biệt cho những nhà đầu tư thích giao dịch theo chiến lược breakout.
Cách sử dụng chỉ báo CCI trong việc xác định các điểm quá mua và quá bán
Như đã đề cập, khi CCI > 100 đánh dấu vùng quá mua và CCI < -100 xác định vùng quá bán. Đối với thị trường cổ phiếu, CCI là chỉ báo không có giới hạn, vì vậy có thể vượt quá các mức thông thường. Vùng quá mua nổi bật khi CCI gần +200 và quá bán khi gần -150.
Mỗi loại tài sản sẽ có vùng quá mua và quá bán khác nhau, có thể là CCI đạt gần +325 hoặc -325. Vì vậy, mức độ quá mua và quá bán nên được xác định riêng cho từng tài sản, bằng cách xem xét các giá trị CCI “cực đoan” trong quá khứ tại nơi giá đã đảo chiều.
VII. Cách giao dịch với hiệu quả của CCI
1. Giao dịch tại các điểm điều chỉnh của xu hướng
Nhà đầu tư cần nhận diện xu hướng giá thị trường, nên đặt lệnh MUA (BUY) trong xu hướng tăng mạnh và lệnh BÁN (SELL) khi xu hướng giảm mạnh.
Thực hiện giao dịch khi xuất hiện các điều chỉnh của xu hướng
Đối với lệnh Mua (BUY): Tại các đoạn thị trường điều chỉnh giảm trong xu hướng tăng, nhà đầu tư tìm cơ hội vào lệnh BUY khi chỉ báo CCI vượt mức +100. Điểm vào lệnh nằm ở nến xanh trong vùng quá bán của CCI, điểm dừng lỗ dưới đáy điều chỉnh và chốt lời khi CCI chạm đến mức +200.
Đối với lệnh Bán (SELL): Khi xu hướng giảm điều chỉnh tăng, nhà đầu tư vào lệnh SELL khi CCI vượt qua -100. Điểm vào lệnh dựa trên nến giảm trong vùng tín hiệu, cắt lỗ ngay trên đỉnh điều chỉnh mà giá hình thành, chốt lời khi CCI tiến vào mức -200.
2. Giao dịch khi có tín hiệu phân kỳ
Đối với lệnh BUY: Khi giá đang giảm nhưng có dấu hiệu yếu đi và phân kỳ tăng xuất hiện, đỉnh/đáy giá sau thấp hơn đỉnh/đáy trước nhưng đỉnh/đáy CCI sau lại cao hơn, báo hiệu thị trường sắp chuyển sang tăng, người giao dịch vào lệnh Mua tại nến xanh xác nhận đà tăng.
Đối với lệnh SELL: Ngược lại, khi giá đang tăng nhưng có dấu hiệu yếu, đỉnh/đáy giá sau cao hơn đỉnh/đáy trước, nhưng đỉnh/đáy CCI sau thấp hơn, báo hiệu chuẩn bị chuyển sang giảm và người giao dịch nên vào lệnh Bán để thu lợi.
Sử dụng chỉ báo CCI khi gặp tín hiệu phân kỳ
3. Giao dịch khi thị trường ổn định
Sử dụng CCI, nhà đầu tư vẫn đạt hiệu quả khi thị trường ổn định (sideway) – ưu thế nổi bật của chỉ báo này. Khi giá lọt vào vùng quá bán (CCI < -100) và trùng với ngưỡng hỗ trợ, đây là chỉ dấu để vào lệnh BUY. Khi giá vào vùng quá mua (CCI > +100) và trùng kháng cự, đây là lúc để vào lệnh SELL.
Tuy nhiên, CCI có một số hạn chế như sau:
CCI không có mức cố định, nên các ngưỡng quá mua, quá bán mang tính chủ quan, phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của nhà đầu tư.
Ngoài ra, CCI có độ trễ nhất định, khiến thông tin không kịp thời so với giá thực tế.
Dù ưu việt trong nhận dạng xu hướng giá và các vùng quá mua/bán, phân kỳ hội tụ, CCI cần kết hợp với hành vi giá và các phương pháp phân tích kỹ thuật khác để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng thông tin từ Chuyên Tài Chính hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!