Áp lực tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, do sự căng thẳng ngày càng tăng, mất ngủ, hao tổn tài sản và sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Hiểu được điều đó, chuyentaichinh mong muốn đồng hành cùng bạn trong việc nhận diện nguyên nhân và xây dựng chiến lược tài chính cá nhân hiệu quả, giúp giảm thiểu áp lực và cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Hậu quả của áp lực tài chính
Khi đối mặt với áp lực tài chính, bạn có thể gặp những vấn đề sau:
Tài chính căng thẳng luôn là mối lo của nhiều người
Đầu tiên, vấn đề trong mối quan hệ: dễ xảy ra tranh cãi với gia đình, người yêu, khi ngay cả những chuyện nhỏ nhặt không liên quan tiền bạc cũng khiến bạn bực dọc.
Tiếp theo, rối loạn ăn ngủ: một số người ăn uống thất thường, trong khi số khác gặp khó khăn khi ngủ hoặc tỉnh giấc giữa đêm và ngủ lại khó khăn.
Thứ ba, các triệu chứng thể chất như suy nhược sức khỏe, mệt mỏi, nhịp tim tăng, cảm giác lo lắng không yên. Nhiều người không điều trị kịp thời dẫn tới trầm cảm, cảm giác bị cô lập không ai thấu hiểu.
Cuối cùng, tiêu xài thiếu kiểm soát: nhiều người chọn mua sắm để xoa dịu lo âu, càng căng thẳng thì càng chi nhiều hơn.
2. Lý do gây áp lực tài chính cá nhân
Chi tiêu vượt mức, nợ nần gia tăng, thiếu kế hoạch tài chính rõ ràng và không có thu nhập dự phòng là bốn nguyên nhân chính gây áp lực tài chính cá nhân.
Trước hết, việc chi tiêu vượt quá thu nhập đồng nghĩa với tiêu dùng không kiểm soát, dẫn đến cảm giác thiếu hụt, buộc phải vay mượn, gây ra nợ nần.
Trong trường hợp bất ngờ khi thiếu thu nhập dự phòng và tiết kiệm, nợ nần tiếp tục chất chồng. Thiếu kế hoạch tài chính khiến tình trạng này kéo dài, khiến bạn luôn chìm trong đống nợ do chính mình tạo ra. Áp lực tài chính theo đó không ngừng gia tăng.
Các nguyên nhân dẫn đến áp lực tài chính nghiêm trọng
3. Cách giúp bạn vượt qua áp lực tài chính
Tập trung vào những mục tiêu trước mắt
Để có dòng tiền ổn định lâu dài, hãy bắt đầu với những mục tiêu ngắn hạn. Như đã đề cập, nguyên nhân gây áp lực tài chính là dòng tiền ra vào, tiền tiết kiệm và nợ tín dụng, vì vậy, hãy chú ý tới chúng trước tiên.
Về dòng tiền, hãy cân nhắc tăng thu nhập qua việc làm thêm, đầu tư, chọn công việc phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Với nợ tín dụng, nhớ thanh toán đúng hạn và luôn ý thức về khoản nợ hiện có, cắt giảm chi phí không cần thiết, chỉ mua sắm những gì thật sự cần thiết chứ không vì sở thích.
Nên chú trọng vào các mục tiêu ngắn hạn để giảm bớt căng thẳng
Cần phải phân biệt rõ tài sản và tiêu sản
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
Tài sản là những gì bạn đầu tư tiền vào và sau đó nó sinh ra lợi nhuận, tức là bạn có được nguồn thu vượt qua số vốn đã bỏ ra.
Ngược lại, tiêu sản lại là thứ bạn tiêu tiền để sở hữu, nhưng vẫn cần tiếp tục chi tiêu để duy trì.
Ví dụ đơn giản:
Cổ phiếu sinh lời sẽ được coi là tài sản. Mua nhà sau đó cho thuê hoặc bán với giá cao hơn vốn ban đầu cũng là tài sản.
Nhưng nếu mua một chiếc xe xa xỉ mà phải chi nhiều cho xăng, bảo dưỡng, thì đó là tiêu sản. Tốt hơn là nên chọn xe phù hợp nhu cầu.
Dù giàu hay nghèo, mọi người đều có tiêu sản bởi nó đáp ứng nhu cầu thiết yếu như ăn ở, đi lại, và sinh hoạt…
Người giàu thường tích trữ nhiều tài sản và dùng lợi nhuận để chi tiêu cho tiêu sản xa xỉ. Trong khi đó, người trung lưu thường nhầm lẫn nhà đẹp, xe tốt là tài sản dù thực chất là tiêu sản. Còn người nghèo thường chỉ có thể đảm bảo được chi tiêu cơ bản, khó mà đầu tư vào tài sản hay tiêu sản dư thừa.
Xem xét lại các khoản chi tiêu của chính mình
Hãy ghi chép chi tiết các khoản chi hàng ngày trong một tháng để nắm rõ thói quen chi tiêu, sau đó phân loại chúng theo các mục như tiền nhà, điện nước, đi lại, nhu yếu phẩm, ăn uống, mua sắm, và tiết kiệm. Rồi lập kế hoạch tiêu dùng hợp lý hơn.
Quản lý chi tiêu cá nhân một cách hợp lý
Một kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp bạn kiểm soát dòng tiền, phân biệt khoản nào cần thiết và khoản nào có thể cắt giảm. Đồng thời, nên dự phòng một khoản tiết kiệm ít nhất đủ cho ba tháng chi tiêu cơ bản để đối phó với bất ngờ.
Chú ý đến khoản tiết kiệm
Tầm quan trọng của tiền tiết kiệm trong cuộc sống là gì?
Thứ nhất, đây là quỹ để phòng ngừa bất trắc, mang lại cho bạn khoảng thời gian để xoay sở mà không cần dựa vào người khác.
Thứ hai, có tiết kiệm giúp bạn tránh nợ nần, chi tiêu trong khả năng mà không cần vay mượn.
Thứ ba, tiết kiệm giảm áp lực tài chính. Nhiều người chọn tiết kiệm cho hưu trí, một số để tận hưởng, số khác cải thiện cuộc sống như mua sắm nhà cửa, xe cộ.
Tuy nhiên, đừng tự tạo áp lực tiết kiệm quá mức đến mức không dám chi tiêu.xài gì cho bản thân.
Bắt đầu tiết kiệm sớm giúp giảm áp lực tài chính
Trang bị kiến thức đầu tư
Để đầu tư thành công, trước tiên cần học hỏi, ngay cả khi đã có kinh nghiệm, vẫn cần liên tục cập nhật kiến thức vì mọi thứ không ngừng biến đổi. Nên chọn hình thức và mức độ đầu tư phù hợp với độ tuổi (tuổi trẻ có thể thử thách hơn, lớn tuổi thì ưu tiên ít rủi ro hơn).
Bạn có thể học từ các khóa đào tạo chính quy, mua sách hoặc tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành. Kiến thức vững thì mới hình thành tư duy đầu tư. Cẩn trọng với thông tin trên mạng, không phải điều gì cũng đáng tin cậy.
Cần tự mình trải nghiệm và thực hành trong thị trường thực tế để có được những bài học quý giá. Người chiến thắng cuối cùng là người giữ vững bản lĩnh nhất.
Duy trì sự vui vẻ, tập trung vào bản thân
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, khi cơ thể được thư giãn và ngủ đủ giấc, những cảm xúc tiêu cực sẽ tan biến.
Có thể tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, loại bỏ đau mỏi và chuyển sự chú ý sang điều khác, nhờ đó mà các hormone stress giảm đi.
Ăn những món bạn thực sự thích, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để cải thiện chức năng thần kinh và nội tiết trong cơ thể. Hoặc dễ dàng hơn, bạn có thể đi spa, uống trà thảo mộc, xông hơi – những cách này rất hiệu quả để xua tan mệt mỏi, căng thẳng.
Nếu cảm thấy không ổn, mãi không thoát ra được, hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh để tình trạng trở nên nặng hơn.
Để vượt qua căng thẳng tài chính và hướng đến cuộc sống không lo lắng về tiền bạc, bạn có thể áp dụng những phương pháp đã đề cập. Khi tài sản tăng, giảm tiêu sản, nợ được trả hết hoặc về 0, áp lực tài chính sẽ không còn đè nặng bạn.